PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĂN GIANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

          I. Phòng chống bạo lực học đường:

          Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường là hết sức cần thiết và thiết thực.

          1. Khái niệm

          Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).

          2. Thực trạng

         Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp THCS, đây là lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ khác giới, yêu đương sớm, ghen tuông nên ẩu đả, đánh nhau để trả thù.Tình trạng bạo lực trong trường không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

           Rồi có những video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh trên mạng khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Nhiều vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều.

          Nhiều video được chia sẻ, trong đó có cảnh nữ sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) bị năm bạn cùng lớp lột đồ, đánh hội đồng. Ngay tại trong trường ta cũng có những vụ bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh, những em học sinh lớp 9 thường hay có những  hành vi xấu như đấm, đá trêu những em học sinh lớp 7 như em Nguyễn Văn Long; em Nguyễn Văn Nguyên lớp 9B vì mượn áo của bạn mà bạn không cho mượn cũng đánh bạn; rồi em Nguyễn Phương Anh lớp 9A vì bênh vực em trai của mình lớp 7B mà đánh một học sinh nữ của lớp 7B...Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.

        3. Nguyên nhân

          * Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:

          Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.

         Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …

          Từ phía nhà trường: Công tác chủ nhiệm còn ít được quan tâm, còn ít sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội.

          Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè.

         4. Hậu quả

          * Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

                  Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

              Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để l       lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

          Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

          Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

          Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

        Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

       Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

          * Ảnh hưởng đến gia đình

          Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

          * Ảnh hưởng đến nhà trường

          Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

          Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

          * Ảnh hưởng đến xã hội

          - Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

   Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

         - Làm mất trật tự xã hội.

          5. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

         * Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

          - Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.

          - Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ cuộc sống trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.

          - Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục học sinh.

          - Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

          II. Xâm hại tình dục trẻ em

          1. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

          Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

          2. Đối tượng xâm hại

          + Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….

          + Người không quen biết.

          + Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

          3. Các mức độ xâm hại tình dục

          Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em

          4. Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục

- Thái độ sợ sệt, ngượng ngùng mỗi khi giáp mặt đối tượng.

- Hay bị giật mình.

- Thoáng vui, thoáng buồn.

- Khóc lóc, gặp ác mộng.

- Trẻ sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện với mọi người…

          - Nếu bị xâm hại tình dục nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc, có những vết cào, bầm tím, vùng kín bị sưng, chảy máu, hay có dịch nhầy

          5. Tác hại của việc xâm hại tình dục

          + Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.

          + Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.

          + Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.

          + Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

          + Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

          6. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

          - Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

          - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

          - Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

          - Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

          - Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

          - Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

          - Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.

          - Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

          - Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình) .

          - Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

          7. Phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục

- Nhận dạng những hành vi xấu như: ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối…

- Không nói chuyện với người lạ, nên giả vờ như không nghe thấy và đi nhanh sang nơi khác khi người lạ bắt chuyện.

- Có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm.

- Kiên quyết phản đối, có thể la hét, kêu khóc, cắn và kêu cứu hoặc tìm cách để chạy tới nơi đông người.

- Gọi đến số điện thoại của cha mẹ, người thân hoặc điện thoại khẩn cấp như 115, 113…

          8. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

          + Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết.

          + Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác.

          + Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

          + Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

          Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN:

Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực học đường?

Câu 2: Theo em nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì?  
Câu 3: Theo em người thực hiện hành vi bạo lực học đường thường là ai?
Câu 4: Trong số bạn thân thiết của em chơi cùng, có bạn nào dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn không?

Câu 5:  Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?

Câu 6: Trên thực tế, bản thân em đã chứng kiến hiện tượng bạo lực học đường nào chưa?
Câu 7:  Theo em khi biết hoặc chứng kiến hiện tượng bạo lực học đường, em nên làm gì?
Câu 8: Theo em phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường?
Câu 9: Trung bình mỗi ngày em sử dụng Internet bao lâu?. Em thường sử dụng Internet làm gì? Nếu có chơi trò chơi (online và offline) em thường chơi trò chơi bạo lực không? Em thường xem phim bạo lực không?

Câu 10;  Trong 1 tuần qua bố mẹ có hỏi em về các vấn đề học tập, quan hệ bạn bè, trường lớp hay vấn đề em đang lo lắng, đang gặp khó khăn hay không?

 Câu 11: Cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tuyên truyền hôm nay?


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ĐOÀN - ĐỘI TRƯỜNG THCS VĂN GIANG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26/3/2024. ... Cập nhật lúc : 4 giờ 17 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THCS VĂN GIANG TỔ CHỨC SINH HOẠT NỮ CÔNG NGÀY 08/3/2024. ... Cập nhật lúc : 3 giờ 51 phút - Ngày 5 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN XUÂN GIÁP THÌN 2024 CỦA TRƯỜNG THCS VĂN GIANG ... Cập nhật lúc : 5 giờ 22 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS VĂN GIANG KẾT HỢP VỚI TRUNG TÂM KỸ NĂNG SỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM " XUÂN GẮN KẾT - TẾT BÌNH AN" ... Cập nhật lúc : 4 giờ 43 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRONG THỜI TIẾT GIÁ RÉT ... Cập nhật lúc : 5 giờ 13 phút - Ngày 26 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS VĂN GIANG TỔ CHỨC THI ĐẤU CỜ VUA CẤP TRƯỜNG, CHỌN HỌC SINH ĐẠT GIẢI NHẤT, NHÌ THAM GIA GIẢI CỜ VUA CẤP HUYỆN. ... Cập nhật lúc : 4 giờ 29 phút - Ngày 26 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến! Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 1 phút - Ngày 25 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TỔ CHỨC BUỔI SINH HOẠT THÁNG 12 VỚI CHỦ ĐỀ: “MERRY CHRISTMAS” ... Cập nhật lúc : 2 giờ 51 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Văn Giang tổ chức cho đội viên tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ và làm lễ viếng, lễ tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 9 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS VĂN GIANG TỔ CHỨC CHO ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN THAM GIA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO NĂM 2023. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 52 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
123456789101112131415161718
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
Đề kiểm tra học kì I văn 6+8 năm học 2016-2017
Đề thi thử vào THPT lần 2 năm 2016
Đề thi vào THPT năm 2014 Của Sở GD Hai dương
Đề thi thử vào THPT lần 1 năm 2016
Đề KT học kì II Ngữ Văn 7 năm học 2015- 2016
Đề KT học kì II Ngữ Văn 8 năm học 2015- 2016
Đề KT học kì I Ngữ Văn 7năm học 2015- 2016
Đề KT học kì I Ngữ văn 8 năm học 2015- 2016
de kiêm tra học kỳ I môn hoa , sinh
de kiem tra hoc kỳ II môn sinh và hoa
Đề thi dành cho HS khuyết tật học kì II toán 7 - năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì II toán 7 - Năm học 2015-2016
123
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tuyên truyền về pháo trong dịp Tết nguyên đán
Biểu mẫu 9,10,11,12 CÔNG KHAI THEO THÔNG TƯ 36 trường THCS Văn Giang
Báo cáo kiểm định chất lượng giáo dục THCS Văn Giang
Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn
Kế hoạch năm học 2018-2019 trường THCS Văn Giang
Nghị định 44 về Hợp đồng lao động
Văn bản hướng dẫn về Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Điều lệ trường THCS, THPT...
Quy chế xét tốt nghiệp THCS
Quy định mới về chế độ thai sản nam 2016
Quy định mới về tăng lương
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn năm 2015 - 2016
Dạy học lớp 6,7 theo mô hình mới
Văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình của Sở GD
Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS
12