PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĂN GIANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ

RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA HS TRONG GIỜ HỌC

  1. Đặt vấn đề:

Như các đồng chí đã biết: chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào nề nếp, ý thức học tập  của HS. Quản lý, kiểm soát sự tập trung của HS trong giờ học thể hiện rất rõ nghiệp vụ, trình độ sư phạm của mỗi GV. Và đây cũng là một vấn đề lớn mà nhiều GV còn gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Quản lý, tổ chức, thu hút sự chú ý của HS trong các giờ học là một nghệ thuật. Mặt khác, sự phát triển của công nghệ, của thời đại, sự hiếu động của HS nên để kiểm soát sự tập trung của các em vào một vấn đề nào đó trong thời gian dài là rất khó. Vậy làm thế nào để kiểm soát sự tập trung của HS trong suốt 45 phút lên lớp là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Mỗi GV lại có những cách thức tổ chức hoạt động dạy học khác nhau để tập trung sự chú ý của HS. Trước thực trạng đáng báo động hiện nay của nhà trường là hầu hết các em học sinh đều thiếu tập trung trong giờ học mà thiếu tập trung là mất cơ hội thành công. Bởi vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bàn bạc để tìm ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự tập trung của học sinh trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.


                             

                                              (Đ/c Bùi Thị Dư đặt vấn đề về nội dung hội thảo)

Giải quyết vấn đề:

  1. Thực trạng:

Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thu ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Thực tế trong nhà trường chúng ta hiện nay, ý thức kém, lười học, không tập trung, lơ là diễn ra phổ biến.

                             

                                   (Đ/c Nguyễn Thị Hồng Lý nêu lên thực trạng và giải pháp khắc phục về tình trạng 

                                     HS mất tập trung trong giờ học hiện nay.)

3.Các giải pháp:

Về phía nhà trường: Kiểm tra giám sát hoạt động học tập của HS, nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt HS có hành vi gây mất trật tự trong giờ học. - BGH cần giám sát, hỗ trợ giáo viên trong việc xử lí HS. Điều tôi muốn nói ở đây, BGH hỗ trợ chứ không phải là khiển trách GV. Bởi khi Gv bế tắc trong phương pháp, thiếu kinh nghiệm trong xử lí các tình huống sư phạm là lúc họ muốn BGH hỗ trợ thực sự chứ không phải là sự phê bình điều đó khiến giáo viên cảm thấy áp lực và họ sẽ không chia sẻ. Lâu dần sẽ trở nên ngại trao đổi, mặc kệ.

Liên Đội tăng cường các phong trào thi đua trong từng tháng, giám sát chặt chẽ nề nếp, kỉ luật của HS trong mọi hoạt động. Bởi hành vi đạo đức ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức học tập của các em

Về phía GV:  Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa GVBM với GV chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học. GVBM sẽ thường xuyên thông báo các hs vi phạm, thiếu tập trung, lười học để GVCN nắm bắt được tình hình của lớp trong các giờ học và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm của HS.Khi GV trao đổi GVCN phải xử lí ngay để HS biết hành vi sai của mình đã được phản ánh.  Thông qua đó phản ánh lại với cha mẹ học sinh.

 GV xây dựng cho mình thương hiệu, uy tín trong vai trò là người quản lí lớp học. GV cần có quy định, yêu cầu của bộ môn. HS vi phạm xử lý nghiêm khắc, đồng thời động viên khen thưởng kịp thời những em thực hiện tốt. GV cần bao quát mọi nề nếp của HS. Ghi chép, phân loại các mức độ vi phạm theo từng lần, theo dõi sự tiến bộ của HS để có biện pháp xử lí đúng đắn.

GV cần linh hoạt trong việc vận dụng các biện pháp GD:

  1. Đặt nội quy ngay từ đầu 

Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.
2. Làm cho học sinh chú ý

Trước khi bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp chú ý nghe giảng . Đừng cố giảng dạy khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý.

Các thầy cô đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ yên. Đôi khi cách này có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các thầy cô chấp nhận việc các em không để tâm và cho phép các em nói chuyện khi các thầy cô giảng bài.

Phương pháp chú ý có nghĩa là bạn đòi các em phải chú ý trước khi bắt đầu, nghĩa là bạn sẽ đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên. Các thầy cô có kinh nghiệm biết rằng đứng im không nói gì cả là điều rất hiệu quả. Họ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng vừa đủ nghe.

Một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường cũng làm cho lớp học im lặng hơn là một thầy cô lớn giọng. Học sinh sẽ ngồi im để lắng nghe.

3. Quan sát

Điểm chính yếu của phương pháp này là đi vòng vòng. Đứng lên và đi vòng lớp học khi các em đang học hay làm bài để xem các em làm ra sao.

Một thầy cô giỏi sẽ rảo qua cả lớp học trong vòng hai phút sau khi các em bắt đầu làm bài, để kiểm soát xem các học sinh có làm đúng trang và đề tên mình trên trang ấy không. Kiểm soát xem có học sinh nào không hiểu đầu bài để có thể giải thích cho em rõ ràng hơn. Nhờ vậy những em lơ là hay chậm hiểu có thể bắt kịp và những em đang lơ là chú ý hơn. Tuy nhiên thầy cô không cắt ngang lớp học để loan báo điều gì trừ khi thấy có một ít em có cùng một trở ngại. Khi ấy thầy cô nên giải thích cách nhỏ nhẹ cho các em.

4. Làm gương

Các thầy cô làm việc đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ chức làm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Thầy cô nào mà “lời nói không đi đôi với việc làm” sẽ là cái cớ cho học sinh dễ vô kỷ luật.

Nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp của bạn thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.

5. Dùng dấu hiệu

Có nhiều dấu hiệu thầy cô có thể dùng trong lớp:

Dùng các kí hiệu:

Dùng thước kẻ gõ trên bàn, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào em nào vô kỷ luật. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học cách kỹ lưỡng và bỏ thì giờ ra giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.

6. Làm chủ môi trường

Một lớp học phải được trang trí làm sao để các em hứng thú khi học. 

Vì vậy các thầy cô phải mang theo mình đồ nghề để tạo nên bầu không khí mới mẻ trong mỗi lớp học cho phù hợp với bài học mình dạy. Đôi khi thầy cô nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh. Phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi thầy cô là một điều thích thú. Càng biết và mến yêu thầy cô nhiều, các em càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật, không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô buồn.

7. Can thiệp một cách ôn tồn

Hầu hết các học sinh bị gửi lên ban giám hiệu vì cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Tình trạng này xảy ra vì các thầy cô nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề nên thầy trò trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế nếu chúng ta bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một vị thầy.

Một thầy cô giỏi phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm để mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vòng lớp học, tiên liệu những gì có thể xảy ra trườc khi nó xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là.

Trong lúc giảng bài, thầy cô hãy dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy em nào nói chuyện hay nghịch, thầy cô nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Thí dụ: “Hùng, em có thấy kết quả này thú vị không?” Đang nói chuyện, tự nhiên Hùng nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp không để ý.

8. Áp dụng kỷ luật cách cương quyết

Đây là cách kỷ luật độc đoán nhưng rất có hiệu quả vì học sinh rất sợ sự nghiêm khắc. Thầy cô làm chủ và không học sinh nào có quyền làm trái luật hay làm phiền các học sinh khác trong lớp học. Muốn thế thì phải đưa luật ra một cách rõ ràng và phải áp dụng cách tuyệt đối.

9. Cách nói 3 bước

Dùng ba bước để diễn tả điều bạn muốn nói với một học sinh phạm kỷ luật:

1. Nói lên việc làm của học sinh: “Trong khi thầy đang giảng thì em nói chuyện”
2. Nói lên hậu quả cuả việc làm của học sinh: “và như thế thầy phải ngưng giảng…”
3. Cho học sinh này biết bạn cảm thấy ra sao: “Thầy thấy buồn.”

Một thầy cô nói với một em nghịch nhất lớp rằng: “Thầy không biết thầy đã làm gì mà em không kính trọng thầy như các em khác trong lớp. Nếu thầy đã nóng nảy hay làm gì cho em buồn, làm ơn cho thầy biết. Thầy có cảm giác là thầy đã làm gì cho em bất mãn nên em tỏ ra không kính trọng thầy.” Và học sinh ấy không còn nghịch trong lớp nữa.

10. Kỷ luật có tính tích cực

Dùng những điều luật diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học tập, chứ đừng liệt kê những điều học sinh không được làm. Thay vì nói “không được chạy trong phòng” thì nói “đi thật trật tự trong phòng.” Thay vì nói “không được đánh nhau” thì nói “giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa.” Thay vì nói “đừng nhai kẹo cao su” thì nói “để kẹo cao su ở nhà.” Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các học sinh biết rằng đây là những điều bạn mong các em giữ trong lớp học.

Đừng tiếc lời khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, thì hãy nhìn nhận ngay. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là có thể khuyến khích các em.

     11. Công bằng là chìa khoá 
HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.
    12. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt 
Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.
   13. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học 
Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè. 
    14. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước 
Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hoá giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.
   15. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp 
Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò.
   16. Kế hoạch dự trù 
Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án.   
   17. Luôn luôn nhất quán 

Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn. 
  1 8. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được
Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.
   19. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái
Nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm.

Về phía HS:  Mỗi lớp cần có 1 cuốn nhật kí để ghi chép sự cố gắng của hs và những khuyết điểm của HS trong từng tiết, từng buổi học, cuối tuần căn cứ vào đó để tuyên dương hay trách phạt sẽ phù hợp và thuyết phục các em hơn.

Xây dựng Đội tự quản sẽ giúp các em thay mặt giáo viên quản lí lớp, nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh có những vướng mắc trong học tập.

                          

                              (Các đ/c Giáo viên thảo luận các giải pháp để rèn khả năng tập trung của học sinh.

II. Kết luận:

Kiểm soát sự tập trung của HS trong giờ học là một trong những thành công của giờ dạy. Hiệu quả, chất lượng học tập sẽ được nâng lên, tạo nên niềm yêu thích say mê với môn học. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề đơn giản. GV cần xác định rõ nhiệm vụ dạy học và trăn trở trước những vấn đề liên quan đến chất lượng GD. Nên đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết với nghề. Yêu thương và có lòng khoan dung với HS, gần gũi với các em hõn ðể lắng nghe tâm tý nguyện vọng ở các em, nghe những ðiều các em muốn ở thầy cô ðể từ ðó khoảng cách thầy trò sẽ gần hơn. Từ đó các em biết điều chỉnh hành vi, tôn trọng thầy cô, tôn trọng giờ học, bài giảng của thầy cô.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến! Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 1 phút - Ngày 25 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TỔ CHỨC BUỔI SINH HOẠT THÁNG 12 VỚI CHỦ ĐỀ: “MERRY CHRISTMAS” ... Cập nhật lúc : 2 giờ 51 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Văn Giang tổ chức cho đội viên tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ và làm lễ viếng, lễ tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 9 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS VĂN GIANG TỔ CHỨC CHO ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN THAM GIA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO NĂM 2023. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 52 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS Văn Giang tổ chức cho học sinh của nhà trường tham gia chuyến đi trải nghiệm thực tế tại Văn Miếu Mao Điền - Cẩm Giàng; Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An; Khu di tích lịch sử Côn Sơn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 26 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Văn Giang phát động phong trào quyên góp ủng hộ chương trình "Đông ấm vùng cao" năm 2023. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 40 phút - Ngày 1 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trường THCS tổ chức các hoạt động kỷ niệm như tổ chức hội thi "Nét bút tri ân", hội thi vẽ tranh chủ đề "Tôn sư trọng đạo" và hội thi văn ... Cập nhật lúc : 5 giờ 16 phút - Ngày 1 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 41 năm nhà trường tổ chức hội thi "Nét bút tri ân" nhằm bồi dưỡng những tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo cũng như giáo dục các em biết trân trọng những công lao m ... Cập nhật lúc : 5 giờ 46 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hoạt động tuyên truyền cho học sinh trường THCS Văn Giang thực hiện tốt luật giao thông đường bộ và phòng tránh bạo lực học đường tại nhà trường. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 18 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
CẢM XÚC VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11. Mang theo một chiếc thuyền để lướt sóng biển Nuôi dưỡng trí tuệ xanh tươi đẹp đẽ của cuộc sống Cô đã rèn nên một tâm hồn sáng ngời N ... Cập nhật lúc : 5 giờ 56 phút - Ngày 16 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
123456789101112131415161718
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
biên bản chu đề sinh 8 - bài tiết - 2016 -2016
Đề kiểm tra học kì I văn 6+8 năm học 2016-2017
Đề thi thử vào THPT lần 2 năm 2016
Đề thi vào THPT năm 2014 Của Sở GD Hai dương
Đề thi thử vào THPT lần 1 năm 2016
Đề KT học kì II Ngữ Văn 7 năm học 2015- 2016
Đề KT học kì II Ngữ Văn 8 năm học 2015- 2016
Đề KT học kì I Ngữ Văn 7năm học 2015- 2016
Đề KT học kì I Ngữ văn 8 năm học 2015- 2016
de kiêm tra học kỳ I môn hoa , sinh
de kiem tra hoc kỳ II môn sinh và hoa
Đề thi dành cho HS khuyết tật học kì II toán 7 - năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì II toán 7 - Năm học 2015-2016
123
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tuyên truyền về pháo trong dịp Tết nguyên đán
Biểu mẫu 9,10,11,12 CÔNG KHAI THEO THÔNG TƯ 36 trường THCS Văn Giang
Báo cáo kiểm định chất lượng giáo dục THCS Văn Giang
Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn
Kế hoạch năm học 2018-2019 trường THCS Văn Giang
Nghị định 44 về Hợp đồng lao động
Văn bản hướng dẫn về Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Điều lệ trường THCS, THPT...
Quy chế xét tốt nghiệp THCS
Quy định mới về chế độ thai sản nam 2016
Quy định mới về tăng lương
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn năm 2015 - 2016
Dạy học lớp 6,7 theo mô hình mới
Văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình của Sở GD
Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS
12